Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí chính bạn. Thay vì đề cao một thực thể cao cả siêu nhiên nào đó, Phật giáo chủ trương tập trung vào những vấn đề thực tiễn của con người, cách hướng dẫn cuộc sống, cách điều hòa thân tâm và tạo một đời sống an bình hạnh phúc cho con người. Nói cách khác, Phật giáo luôn nhấn mạnh những vấn đề mang tính thực nghiệm và khả thi trong hiện tại hơn là những quan điểm mang tính luận lý, xa rời thực tế...
(VHPG)Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt ở Tây phương, thế nên trước hết chúng ta hãy hiểu vô minh nghĩa là gì. Truyền thống Phật giáo phân biệt hai loại vô minh: vô minh bẩm sinh và vô minh văn hoá (truyền thống). Vô minh bẩm sinh là căn cứ của sinh tử và là tính chất để định nghĩa chúng sinh bình thường. Nó là vô minh, sự không biết về bản tính chân thực của chúng ta và bản tính chân thực của thế giới, và nó đưa đến sự mắc bẫy vào những vọng tưởng của tâm thức nhị nguyên.
Choden Rinpoche - thuộc Tu viện Sera Je – là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng. Sau năm 1959, ngài không trốn khỏi quê hương mà cũng không bị cầm tù; ngài sống trong một căn nhà ở Lhasa, không bao giờ ra khỏi căn phòng nhỏ, tăm tối, trống trải trong mười chín năm, ngay cả khi đi vệ sinh, và không bao giờ cạo râu cắt tóc...
Về thực tại Chân Tâm này, Quốc sư Thông Biện (?-1134) nói (với Hoàng thái hậu Phù Thánh Linh Nhân) rằng:
“Thường trụ thế gian, không sanh không diệt, gọi đó là Phật. Hiểu rõ Tâm tông của Phật, hạnh và hiểu tương ưng, gọi đó là Tổ… Vả Phật là giác vậy. Cái giác này xưa nay trong lặng thường trụ. Tất cả chúng sanh đều đồng một nguyên lý này, chỉ vì tình trần che khuất, theo nghiệp nổi trôi mà chuyển thành các cõi…
Đương Đạo : NHỮNG BƯỚC CHÂN TRONG RỪNG THIỀN VIỆT NAM
Đọc tác phẩm “Truyện Kiều”, thấy rằng, tư tưởng Phật giáo không phải một sự lựa chọn có tính tình thế, hay ngẫu nhiên, hay vì quẫn bách của Nguyễn Du. Triết lý nhân sinh của nhà Phật đã từng là một sự lựa chọn từ rất sớm của ông. Bởi từ rất sớm, ông đã nhận thấy sự vô vọng của việc giải thoát con người khỏi đau khổ trong cuộc đời hiện thực. Trong quá trình đi tìm chân lý, đi tìm giải pháp cho câu hỏi tồn tại của con người, ông đã dừng lại ở Phật giáo...
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thể hiện rõ triết lý Phật giáo trong việc giải quyết vấn đề số phận con người. Triết lý Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giải toả những bế tắc, tuyệt vọng trong tâm trạng nhà thơ khi dẫn dắt nhân vật đi trong cái xã hội vạn ác ấy. Không phải ngẫu nhiên mà ở những khúc quanh, đoạn gấp, trong những biến cố quan trọng nhất của cuộc đời Thuý Kiều, Phật giáo thường xuất hiện như một lực lượng phù trợ có hiệu lực, linh nghiệm và huyền bí nhất. Chỉ những khi Thuý Kiều đau khổ, tuyệt vọng và bất lực nhất, thì lại được sự an ủi và cứu giúp có hiệu quả nhất của nhà Phật. Đó chính là lối thoát cho số phận con người chứ không phải là một triết lý giải thoát cho tư tưởng. Vì thế, trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du thường dành những vần thơ đẹp đẽ và tin tưởng nhất cho nhà Phật:..
Đạo Phật, với muôn ngàn hướng đi, không gì khác hơn là làm cho con người càng ngày càng thực hiện được tính người cao đẹp của mình, những điều Chân Thiện Mỹ đang tiềm tàng hột giống nơi tính người được thực hiện, và sự thực hiện trọn vẹn thì gọi là thành Phật.
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà, điều đó được nói trong 48 lời nguyện của Tỳ kheo Pháp Tạng (Dharmakara), tiền thân của Ngài...
Ở tuổi 50, thiền sư Minh Tịnh vẫn một lần nữa khiến thế giới Phật giáo ngỡ ngàng, kính phục khi quyết tâm bộ hành vượt dãy Hymalaya viếng Nepal. Tại đây, ông vinh dự trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên vượt Hymalaya và cũng là thiền sư Việt Nam đầu tiên thỉnh được Xá lợi Phật, bảo vật vô giá của Phật giáo nói riêng và khoa học nói chung..
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói nhiều lần trong chương Như Lai tánh: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. “Sư tử rống gọi là lời nói quyết định: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Như Lai thường trụ không có biến đổi. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được thành Vô thượng Bồ đề. Do nghĩa này nên trong kinh Phật nói tất cả chúng sanh nhẫn đến kẻ tạo tội ngũ nghịch, phạm tứ trọng tội và nhất xiển đề đều có Phật tánh” (Chương Sư tử hống Bồ-tát)..
Khi vị đại đại sư Padmasambhava lưu lại chỗ ẩn cư Núi Lớn ở Samye, thì Sherab Gyalpo Ngog, một ông già 61 tuổi thất học và có niềm tin tột độ và ngưỡng vọng mạnh mẽ đối với Sư, hầu hạ Sư trong một năm. Trong thời gian này Ngog không hỏi xin một lời dạy nào, và Sư cũng không ban cho ông điều gì. Sau một năm, khi đại sư định rời đi, ông Ngog dâng cúng một dĩa mạn đà la trên đó ông đặt một bông hoa bằng một lượng vàng. Rồi ông nói : “Thưa đại sư, xin từ bi nghĩ đến tôi. Trước hết, tôi là một người thất học. Thứ hai, trí thông minh của tôi cạn hẹp. Thứ ba, tôi đã già, thân tâm đã mòn mỏi. Tôi cầu xin ngài ban một giáo huấn cho một ông già đã ở gần ngưỡng cửa của cái chết, giáo huấn ấy thật dễ hiểu, có thể chặt đứt mọi nghi lầm, dễ dàng thực hiện và áp dụng, có một cái thấy hiệu quả và sẽ giúp tôi trong những đời sắp tới.”
Đại sư chỉ cây gậy đi hành cước của mình vào tim ông lão và ban cho lời dạy thế này: ...
Chúng ta thấy muôn loài đều đi tìm hạnh phúc. Ðạo Phật cũng thế, cùng chung với mọi người, đạo Phật đi tìm hạnh phúc. Và nếu dùng chữ tu hành theo cái nghĩa để chỉ cuộc đi tìm hạnh phúc, thực hiện hạnh phúc, thì quả thật, cả nhân loại không ai mà không tu hành..
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào..
(TNTS) Hỏi: Cho tôi hỏi, vì sao lưỡi của tôi thường bị tình trạng đóng bợn trắng, khô và có mùi hôi? Có bài thuốc dân gian hay mẹo gì để chữa trị tình trạng này không, mong hướng dẫn giùm tôi. Xin cám ơn! (Đức Khang)...
Ở đây trong mức độ giới hạn của ý thức, sự nghiên cứu của chúng ta chỉ có tính cách tham khảo để nhìn ra một đường hướng tổng quát trong việc rõ tâm, nó không phải là một đường lối chính thức – hoặc quan niệm sai lầm hơn là duy nhất. Bởi vì Thiền là một kinh nghiệm tâm linh được trao truyền từ thầy qua trò, và mặc dù đó là một kinh nghiệm phổ quát cho tất cả Phật giáo, sự học hiểu kinh nghiệm phổ quát ấy là riêng biệt tùy thuộc vào cơ cấu tâm sinh lý của học trò, vào cách dạy và lãnh ngộ giữa thầy và trò..