Văn bản này, có tựa đề ngắn là "Tịnh Hóa Sắc Tướng", là một giáo lý tu tập cho thấy sự hoàn hảo của thanh tịnh nguyên thủy là căn tính tối thượng mà người ta có thể đạt được bằng "đoạn lìa sắc tướng". Rõ ràng là quyển sách này đã được hiệu đính một phần nào bởi Dodrub Rinpoche, con trưởng của Đức Dudjom Lingpa. Nhưng về sau văn bản đã có quá nhiều lỗi, vì vậy ngày nay đã xuất hiện nhiều bản sai lầm. Vì lý do này và do ý nguyện và hoạt động của đức Thaiji Tsewang Rigdzin Nampar Gyalwa vinh quang, lần xuất bản này, văn bản được sửa soạn như một kho tàng vô lượng những tặng phẩm của Phật Pháp, di sản của pháp thân
Trong các bản Chỉ Quán hiện lưu hành, tôi thấy có bốn bản:
1) Là "Viên Đốn Chỉ Quán", 10 quyển, do Ngài Quán Đính Chương An (561-632) đệ tử của Ngài Trí Khải ghi.
2) Là"Tiệm Thứ Chỉ Quán", 30 quyển, do Ngài Pháp Thận đệ tử của Ngài Hoài Tổ (624-697) ghi. 3) Là "Bất Định Chỉ Quán", 1 quyển, còn có tên là "Lục Diệu pháp môn", khuyết danh. 4) Là "Đồng Mông Chỉ Quán", 1 quyển, còn có tên là "Tiểu Chỉ Quán hay còn gọi là "Pháp yếu tọa thiền tu tập Chỉ Quán "do Ngài Trí Khải viết ra. Trong bốn bản Chỉ Quán nói trên, Đồng Mông Chỉ Quán là một trước tác rất hàm xúc và có hệ thống. Nội dung lại chú trọng hoàn toàn đến thực hành, người đọc dễ dàng lãnh hội các phương pháp tu tập. Bởi lẽ, Trí Giả Đại Sư viết ra sau khi Ngài đã ngộ được diệu lý của Pháp Hoa Tam Muội