Số Phận & Cuộc Đời của bạn - Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV
"We are visitors on this planet. we are here for ninety or one hundred years at the very most. During that period, we must try to do something good, something useful, with our lives. If you contribute to other peoples happiness, you will find the true goal, the true meaning of life."
by H.H. The 14 th Dalai Lama
Nếu bạn ở trong gia đình nhân loại, bạn cần có tình người ấm áp, trái tim ấm áp. Những vấn đề về hòa bình thế giới, an bình gia đình, hòa ái chồng vợ hay yên lành giữa cha mẹ và con cái, tất cả đều tùy thuộc vào cảm giác yêu thương và trái tim ấm áp đó.
Khi thua, đừng mất bài học. Theo luật ba "T" : - Tự trọng.
- Tôn trọng người khác.
- Trách nhiệm về mọi hành động của mình.
Không được điều mình muốn đôi khi lại là điều may mắn. Học quy tắc để biết phá bỏ quy tắc đúng cách. Đừng để một tranh chấp nhỏ làm tổn thương một thâm tình lớn. Khi nhận ra mình vừa lầm lỗi, sửa lỗi ngay lập tức. Nên có thời gian một mình mỗi ngày. Mở rộng vòng tay chào đón thay đổi, nhưng đừng bỏ đi đức hạnh của mình. Đôi khi im lặng là câu trả lời hay nhất.
Sống cuộc đời tử tế và phẩm hạnh. Rồi khi về già hồi tưởng lại, bạn có thể thưởng thức cuộc đời bạn thêm một lần nữa. Bầu không khí yêu thương trong nhà bạn là nền tảng cho đời sống của bạn. Khi bất đồng với người thân, nói chuyện về hiện tại mà thôi. Đừng nhắc lại chuyện cũ.
Chia sẻ kiến thức của bạn. Đó là cách để thành bất tử. Hãy dịu dàng với mẹ Đất. Mỗi năm một lần hãy tới một nơi bạn chưa bao giờ tới.
Đo lường thành công của bạn bằng những gì bạn phải mất đi để có nó. Hãy yêu và nấu ăn với đam mê cuồng nhiệt. Bạn cũ mất đi, bạn mới đến. Cũng như ngày tháng, ngày cũ qua đi, ngày mới đến. Điều quan trọng là làm nên ý nghĩa: - một tình bạn có ý nghĩa hay một ngày có ý nghĩa.
Trong thực hành đức nhẫn nhục, kẻ thù của ta là thầy hay nhất của ta. Tôi chấp nhận hướng đến hài hòa, nhưng không để mong ước đó cản đường tôi.
Bản chất của con người là không chỉ có vật chất mà còn cần đời sống tâm linh. Nếu không có đời sống tâm linh, rất khó để đạt an bình và giữ được an bình trong tâm hồn. Tình yêu và từ tâm là nhu cầu, không phải xa xí phẩm. Không có tình yêu và từ tâm, nhân loại không thể tồn tại.
Nếu bạn sống tử tế hàng ngày, thành thật, với tình yêu, với từ tâm, giảm ích kỷ, tự nhiên bạn sẽ đến Niết Bàn. Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành từ tâm. Nếu bạn muốn bạn hạnh phúc hãy thực hành từ tâm. Từ tâm thực sự không chỉ là phản ứng của tình cảm, mà là một tâm nguyện của lý trí
Nếu tình yêu trong tâm của bạn mất đi, và bạn thấy mọi người khác đều là kẻ thù, thì bạn dù có kiến thức, giáo dục hay tiện nghi vật chất nhiều đến mức nào, bạn cũng chỉ có khổ đau và rối rắm. Chỉ có thể phát triển từ tâm và thấu hiểu người khác mới có thể mang lại cho chúng ta tĩnh lặng và hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm.
Càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác, chúng ta càng thấy an lạc. Nuôi dưỡng cảm giác thân thiết, ấm áp đối với người khác tự nhiên làm ta thoải mái trong tâm. Đó là nguồn gốc tối hậu của thành công trong cuộc đời.
Từ tâm thực sự có tính cách hoàn vũ. Từ tâm luôn có ý thức trách nhiệm đi kèm.
Chúng ta phải biết rằng nỗi đau khổ của một người hay một quốc gia là nỗi đau khổ của toàn thể loài người. Niềm hạnh phúc của một người hay một quốc gia là niềm hạnh phúc của toàn thể loài người.
Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình. Tuy nhiên, hạnh phúc thực sự đến từ cảm giác an bình và hài lòng, tạo ra bởi nuôi dưỡng lòng vị tha, tình yêu, từ tâm và xóa bỏ ngu muội, ích kỷ và tham lam.
- Cẩn thận với tư tưởng của bạn, vì chúng sẽ thành lời nói. - Cẩn thận với lời nói của bạn vì chúng sẽ thành hành động.
- Cẩn thận với hành động của bạn, vì chúng sẽ thành thói quen.
- Cẩn thận với thói quen của bạn, vì chúng sẽ uốn nắn nhân cách của bạn.
- Cẩn thận với nhân cách của bạn, vì nó sẽ định số phận của bạn.
- Và số phận của bạn sẽ là cuộc đời của bạn.
LÒNG VỊ THA VÀ SÁU BA LA MẬT * (Nhà thờ Ba Ngôi, Boston)
Một chủ đề nổi trội của tư tưởng Phật giáo là lòng vị tha đặt nền trên bi mẫn và tình thương. Nhưng ai mà không cảm thấy nó ? Tín đồ, không phải tín đồ, tất cả chúng ta đều tin vào giá trị của tình thương..
Khi làm một việc lợi ích nhỏ nào cho ai, chúng ta thấy vui. Thoạt đầu, người bình thường cảm thấy vui vì mình đã làm được, mình có khả năng, mình là kẻ làm ơn cho người khác. Một niềm vui nhuộm màu một cái tôi ích kỷ. Nhưng sau đó, dần dần khởi lên một niềm vui lớn lao hơn, lâu bền hơn: vui vì người khác có được lợi ích. Đây là một niềm vui có được từ chính người khác..
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”...
Nhưng quan trọng hơn hết là dù thời gian tu tập có thể kéo dài được bao lâu hoặc bằng phương pháp nào, mọi kỹ thuật thiền quán Phật giáo cứu cánh phải là phát triển tâm từ bi. Bất cứ khi nào nhìn vào trong tâm, chúng ta không
thể không nhìn thấy sự tương đồng giữa chúng ta và người khác. Khi nhìn thấy lòng mong muốn được hạnh phúc của mình, chúng ta không thể không nhìn thấy sự mong muốn đó nơi người khác. Và khi nhìn rõ vào sự sợ hãi, tức giận, hoặc ác cảm của mình, chúng ta không thể không thấy rằng mọi người xung quanh chúng ta đều cảm nhận cùng sự sợ hãi, tức giận và ác cảm đó. Đó là trí tuệ - không phải trong ý nghĩa nghe nhiều đọc nhiều, mà trong ý nghĩa sự thức tỉnh của tâm, nhận ra sự kết nối giữa chúng ta và người khác, và con đường dẫn đến niềm vui..
Tôi thường đi nhiều nơi trên thế giới, và mỗi khi tôi nói chuyện với người nào, tôi đều nói chuyện với cảm tưởng rằng tôi là một phẩn tử trong gia đình của họ. Mặc dù chúng ta có thể gặp nhau chỉ lần đầu, tôi đều coi mọi người là bằng hữu. Thật sự, chúng ta đã từng quen biết nhau, một cách sâu xa, với tư cách là những con người cùng chia sẻ những mục tiêu căn bản chung. Tất cả chúng ta đều đi tìm hạnh phúc và đều không muốn khổ đau..
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa và trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7..
Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa.
Thuận tánh là y vào tánh, ở nơi tánh, ở trong tánh, làm theo tánh. Tánh là bản tánh, pháp tánh, tánh Không, Như Lai tạng tánh, tánh Giác, Phật tánh… Thuận tánh khởi tu là y theo tánh mà khởi hạnh tu. Ý nghĩa này còn được diễn tả bằng những từ ngữ như Xứng tánh khởi tu (Thiếu Thất lục môn), tùy thuận tánh Giác (Kinh Viên Giác), an trụ tánh Giác, xứng tánh làm Phật sự (kinh Nhật tụng), thuận tánh khởi tu, thuận tánh khởi dụng (Thiền sư Hàm Thị giảng Kinh Lăng-già)…
... Khi những bà mẹ từng yêu thương ta từ vô thỉ đang chịu khổ đau, thì hạnh phúc của riêng mình có ích lợi gì? Bởi vậy muốn cứu độ vô lượng chúng sanh phải đào luyện chí hướng vị tha...
... Nếu không chịu tự quán xét lỗi lầm, tức là ta chỉ mang danh là hành giả mà không có thực hành. Bởi vậy, hãy luôn luôn quán xét và loại trừ lỗi lầm của mình..
... Nói tóm lại, bất luận đang làm gì, ta phải tự hỏi “Tâm ta đang ở trạng thái nào?” Hãy luôn giữ chánh niệm và tỉnh giác..
... thấu suốt sự thuần tịnh của ba cõi. Hãy dùng công đức của những nỗ lực này để hồi hướng đến giác ngộ..
Bản chất của con người là không chỉ có vật chất mà còn cần đời sống tâm linh. Nếu không có đời sống tâm linh, rất khó để đạt an bình và giữ được an bình trong tâm hồn. Tình yêu và từ tâm là nhu cầu, không phải xa xí phẩm. Không có tình yêu và từ tâm, nhân loại không thể tồn tại..
Một xã hội quan niệm giá trị sống như thế nào sẽ được định hình và tiến bộ theo những giá trị đó.Chúng ta thấy rằng nhiều xã hội trong thế kỷ XX quan niệm giá trị sống là sự thành công về mặt vật chất, hưởng thụ được nhiều về mặt vật chất, và do đó định hình thành cái mà chúng ta đã từng gọi là xã hội tiêu thụ với sự nảy sinh của các cuộc khủng hoảng đạo đức, môi sinh, xã hội…
Với định luật nhân quả, chúng ta có chìa khoá để giải đáp và hành động cho mọi vấn đề của cuộc sống. Nhận thức và hành động theo nhân quả là chúng ta quản lý cuộc đời mình cũng như xã hội theo một cách bền vững và tiến bộ tốt đẹp..
Phản ứng đầu tiên của chúng ta về sự mất mát, khó khăn, hay đau đớn là không chịu đầu hàng điều đã xảy ra. Những điều đó dường như quá tiêu cực, quá sai lầm, và chúng ta không muốn đầu hàng. Chúng ta không thể suy nghĩ và cảm nhận một cách khác, và đó là nguyên nhân thật sự đưa đến khổ..
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi cùng thế giới, diễn giảng rất nhiều. Đây là 7 bài sưu tầm, đã được chọn lọc. Những bài nào người mình chưa học được? Những bài nào bạn chưa học được? Này, bạn suy nghĩ rồi hãy trả lời nha..
Những Trái ngược với Tinh tấn Ba la mật 1. Gom tụ những người theo mình vì danh và lợi
2. Không vượt thắng sự lười biếng và v.v...
3. Buông lung trong công việc và nói năng lung tung..
Những trái ngược với sự làm Lợi lạc cho Mình lẫn cho Người
8. Không ngăn chặn việc bị mang tiếng xấu
9. Không kiểm soát những phiền não..
Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch. Phương pháp gỡ bỏ và tẩy trừ ấy là đức hỉ xả.
Hỉ xả là vui vẻ tha thứ những lỗi lầm mà người đã phạm đến ta, cũng như vui vẻ bỏ tất cả danh vọng, tài sắc cho đến thân mạng của ta, nếu thấy cần và lợi ích cho chúng sanh. Có tha thứ, lòng ta mới thênh thang, tim ta mới hòa nhịp cùng tim của mọi người, có xả bỏ, tâm ta mới thanh thoát và an tịnh.
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
Đây là bài pháp thoại được nói tại Thất Lắng Nghe ở chùa Từ Hiếu – Huế vào ngày 01.08.2004 của T.T Thích Thái Hòa cho các giáo sư và sinh viên đến từ các trường đại học Mỹ và Anh trong chuyến viếng thăm Việt Nam...