Những khéo léo của tôi vẫn là những khéo léo của tôi.
_Floyd Mayweather
☀️ Lập lại là bà mẹ của tinh xảo. _ Anthony Robbins
☀️ Tôi tin rằng bạn học những kỹ năng xã hội bằng cách hòa trộn với người dân. _Joe Morgan
☀️ Kiến thức không phải là tinh xảo. Kiến thức gấp mười ngàn lần là sự tinh xảo. _Shinichi Suzuki
☀️ Viết đòi hỏi một số lớn kỹ năng, giống như vẽ. Người ta không muốn học những kỹ năng này.
_John Milius
☀️ Kỹ năng là sức mạnh thống nhất của kinh nghiệm, trí năng và đam mê trong làm việc.
_John Ruskin
☀️ Những kỹ năng kỹ thuật có thể cho bạn một công việc, nhưng những kỹ năng mềm mới có thể khiến cho bạn trở thành hay không trở thành một giám đốc.
☀️ Nghệ thuật lãnh đạo là nói không, chẳng phải nói vâng. Rất dễ dàng để nói vâng. _Tony Blair
☀️ Phương tiện thiện xảo của đạo Phật là đứa con của cha mẹ Trí huệ và Đại bi. _Kinh Phật
☀️ Như một vị Thầy dạy học một cách thiện xảo
Một vị Phật dạy theo căn cơ của những đệ tử;
Một số ngài đòi hỏi chấm dứt tội lỗi, số khác dạy hãy làm điều thiện ,
Một số dựa trên nhị nguyên, số khác trên bất nhị;
Và một số ngài dạy nghĩa sâu,
Cái đáng sợ, sự thực hành giác ngộ,
Tinh túy của nó là tánh Không cũng là lòng bi.
_Nagarjuna (Long Thọ)
Tăng Triệu cho rằng vạn vật không dời đổi, không biến chuyển. Tất cả đều yên tĩnh bất động: "Bản tính của mỗi sự vật ở yên nơi một thời, có vật nào để mà khả dĩ đi lại được ?" Ông đưa kinh điển ra làm bằng: Kinh Phóng Quang có nói: "Pháp không qua lại, không chuyển động vậy". Kinh Đạo Hạnh có nói: "Các pháp không từ nơi đâu mà lại, đi cũng không có nơi để đến). Luận Trung Quán có nói: "Quán nơi phương hướng để rõ là có đi, song người đi không hề đến phương hướng". Và ông gọi nguyên tắc nầy là "Vật Bất Thiên'', có nghĩa là vạn vật không biến thiên, không dời đổi...
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh). Ba nguyên lý[1] này dựa trên toàn bộ cấu trúc của đạo Phật: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa..
Phù hợp với những kinh, những tantra và những lời dạy của những thành tựu giả, tôi sẽ giải thích tiến bộ như thế nào dọc theo những địa và những con đường bằng cách thiền định về những giáo huấn thực hành sâu xa này của Quán Thế Âm. Mười địa và năm con đường của truyền thống kinh cũng như bốn cấp bậc của yoga của truyền thống mantra tạo thành những địa và con đường của Kinh thừa và Mật thừa; thế nên khó kết hợp chúng với nhau. Cũng thế, khó liên hệ chúng với bốn cái nhìn thấy của Đại Toàn Thiện, vì mỗi con đường này thì riêng biệt..
Con người vì muốn thoát khỏi xung đột nên đã sáng kiến nhiều kiểu Thiền định, đặt nền tảng trên tham vọng, ý muốn và nỗi thúc bách thành tựu, hàm ý xung đột và đấu tranh sẽ đến. Sự phấn đấu, luôn luôn nằm trong giới hạn của một tâm thức bị ước định, và do đó sẽ không có tự do. Mọi nỗ lực để Thiền định sẽ phủ nhận Thiền định..